Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thẻ như: thẻ Từ, thẻ RFID, thẻ Mifare, Keyfob hay thẻ Combi, …. Vậy đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và ứng dụng của từng loại thẻ ra sao?. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, xin mời quý khách cùng tham khảo.
Mục Lục
Thẻ từ – Magnetic stripe card
Thẻ từ là một thẻ nhựa được gắn dải băng từ (chứa các hạt từ) ở mặt sau của thẻ. Dải băng từ này có chiều dài khoảng 8.5 cm và chiều rộng khoảng 1.2 cm, dữ liệu được mã hóa theo chuẩn ISO 781102 và sau đó ghi lại trên 3 rãnh của băng từ thông qua thiết bị chuyên dụng. Màu sắc của dải băng từ chủ yếu là màu đen, đôi khi là màu nâu.
Với mức giá rẻ, dễ sử dụng nên thẻ từ được ứng dụng khá nhiều như: dùng để làm thẻ chấm công, thẻ từ thang máy, thẻ kiểm soát ra vào cửa khách sạn, nhà hàng, thẻ hội viên, thẻ khuyến mại, …
Thẻ cảm ứng (thẻ Proximity)
Thẻ cảm ứng Proximity là một loại thẻ nhựa đặc biệt, được gắn chip điện tử hoạt động độc lập như một máy tính kết hợp với ăng ten chạy ẩn vòng quanh thân thẻ và cho phép thẻ có thể giao tiếp với thiết bị đọc trong phạm vi từ 5 – 10 cm.
Thẻ cảm ứng chỉ có khả ghi dữ liệu một lần, không có khả năng ghi đè hoặc xóa dữ liệu như thẻ từ. Dữ liệu lưu trữ trên thẻ khá ít, chỉ từ 4 – 10 số.
Thẻ cảm ứng thường được sử dụng như thẻ ID, thẻ ra vào phòng khách sạn, bãi giữ xe.
>>> Xem thêm: Thẻ từ và thẻ chip là gì ?
Thẻ RFID (thẻ RF)
Thẻ RFID có tên tiếng anh là Radio Frequency Identification, đây là loại thẻ sử dụng công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến, cho phép nhân diện các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio.
Công nghệ này dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và đầu đọc tương ứng. Thẻ này được sử dụng trong các trung tâm thương mại để kiểm soát hàng hóa tự động.
Đặc điểm của thẻ RFID,
- Không sử dụng tia sáng như mã vạch mà sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng Radio,
- Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần tiếp xúc vật lý,
- Có thể đọc được thông tin xuyên qua những môi trường, vật liệu như: tuyết, băng đá, sương mù, bê tông, sơn, ..mà các công nghệ khác như (mã vạch) không thể đọc được.
Vì thẻ RFID được gắn liền với thẻ tín dụng, quần áo hoặc cấy trực tiếp vào thân thể động vật, con người để theo dõi vị trí nên đã từng dấy lên lo ngại về xâm phạm quyền riêng tư.
Thẻ Mifare
Thẻ Mifare là loại thẻ thông minh không tiếp xúc, bên trong thẻ có chip được ghi mã số, mã số này là duy nhất trên hệ thống và không thể thay đổi được.
Thẻ được in với công nghệ cao từ máy in chuyên dụng, có khả năng đọc/ xóa/ ghi dữ liệu lên tới 100.000 lần và thường được sử dụng như thẻ chấm công, thẻ thu phí phương tiện giao thông, thẻ thanh toán, …
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, giá tiền và nhà sản xuất mà thẻ Mifare có thông số kĩ thuật khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những thông số tiêu chuẩn nhất.
- Thời gian đọc/ ghi: 1 – 2 ms
- Kích thước thẻ: 85.6 x 54 x 0.81 mm
- Tần số sóng: 13.56 MHz (theo tiêu chuẩn: ISO/IEC 14443A)
- Số lần đọc/ ghi/ xóa > 100.000 lần
- Thời gian lưu trữ dữ liệu: 10 năm
- Dung lượng bộ nhớ: 512B (Mifare Ultraligh), 1K (Mifare S50), 4K (Mifare S70)
- Khoảng cách phát sóng tối đa: 2.5 – 10 cm
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thẻ từ Mifare, dưới đây là một dòng thẻ Mifare thông dụng,
- Thẻ Mifare tần số 13.56 MHz
- Thẻ Mifare Clasic hay thẻ Mifare nguyên thủy
- Thẻ Mifare siêu nhẹ
- Thẻ Mifare Desfire
- Thẻ Mifare Desfire EV2
- Thẻ MIFARE Plus
- Thẻ Mifare SAM AV2
- Thẻ Mifare Desfire EV1 (hay DESFire8)
>>> Quý khách có thể tham khảo thông số của từng loại thẻ trên TẠI ĐÂY
Keyfob – Thẻ Móc Khóa
Key FOB được làm từ nhựa ABS rất bền, hình dạng, màu sắc đa dạng nhưng phổ biến nhất là dạng móc khóa, bên trong có chứa chip xử lý và ăng ten.
Thẻ này có khả năng chống nước, chống va đập cực tốt, mẫu mã và màu sắc lại đa dạng nên được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Key FOB có thể được dùng để chấm công, ra vào phòng, lên xuống thang máy, … và có móc khóa để treo bên mình.
>>> Xem thêm: Key FOB là gì ?
Thẻ Combi
Thẻ Combi là một thẻ nhựa bên trong có gắn chip kèm ăng ten. Loại thẻ này vừa có khả năng giao tiếp qua đầu đọc thẻ hoặc giao tiếp từ xa. Thẻ Combi được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực như khách sạn (quản lý khách ra vào, mở cửa phòng) và lĩnh vực giao thông, quản lý việc ra vào bãi giữ xe, …
Hy vọng qua những thông tin mà Đức Quang vừa chia sẻ, quý khách đã hiểu hơn về thẻ từ, thẻ RFID, thẻ Mifare, Keyfob và thẻ Combi, … Cảm ơn quý khách đã ghé thăm website, hẹn gặp lại quý khách trong những bài viết sau.
Leave A Comment