Thẻ từ và thẻ chip hiện nay được sử dụng rất phổ biến, nó xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống như: nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, ngân hàng, …

Tuy nhiên, khá nhiều khách hàng chưa thực sự hiểu rõ thẻ từ là gì ?, thẻ chip là gì ?, đặc điểm cấu tạo cũng như sự khác biệt giữa hai loại thẻ này dẫn đến việc chọn lựa không được tối ưu.

Chính vì vậy, trong bài viết này, thợ khóa Đức Quang sẽ chia sẻ tới quý khách những thông tin chi tiết về thẻ từ và thẻ chip. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp quý khách hiểu hơn về 2 loại thẻ này và có phương án lựa chọn loại thẻ phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng.

Thẻ từ là gì ? Đặc điểm và cấu tạo của thẻ từ

Thẻ từ là một miếng thẻ nhựa có chứa dải băng từ (magnetic stripe) màu đen hoặc nâu. Dải băng này có nhiệm vụ lưu trữ thông tin đã được mã hóa của chủ sở hữu và được tạo thành bởi những hạt từ tính nhỏ li ti.

Các thông tin lưu trên thẻ chỉ được mã hóa một lần và khi ta quẹt thẻ qua các dụng cụ chuyên dụng như: máy chấm công, máy kiểm soát ra vào bãi giữ xe, … thì thông tin được giải mã.

Thẻ từ là gì

Tuy nhiên, các thiết bị đọc ghi thẻ có khả năng thay đổi nội dung dữ liệu trên thẻ, nhất là khi đã xâm nhập được vào cơ sở dữ liệu của thiết bị đọc thẻ như Skimmer, kẻ gian hoàn toàn có thể đánh cắp thông tin trên thẻ từ và sao chép chúng ra một thẻ từ trắng khác.

Xem thêm:

Ngoài ra, thẻ từ còn rất dễ bị phá hủy hoặc làm sai lệch thông tin lưu trữ khi đặt gần các vật có từ tính mạnh như: nam châm, loa đài, ti vi. Dù cho công nghệ hiện nay đã cải tiến nhưng để an toàn quý khách vẫn nên lưu ý để thẻ từ cách xa các vật dụng này.

Thẻ từ dạng thẻ quẹt

Thẻ từ dạng thẻ quẹt

Một số thẻ từ phổ biến hiện nay chúng ta thường thấy như: thẻ ghi nợ, thẻ từ thang máy, thẻ ATM, thẻ tích điểm, thẻ ra vào bãi gửi xe, thẻ ra vào phòng khách sạn, …

Thẻ chip là gì ? Đặc điểm và cấu tạo của thẻ chip

Thẻ chip được làm từ miếng nhựa dẻo, bên trong có gắn một con chip điện tử. Loại chip này giống như một máy tính thu nhỏ, hoạt động hoàn toàn độc lập và có khả năng lưu trữ thông tin đã được mã hóa của người sử dụng, những thông tin này sẽ được giải mã qua phần mềm kiểm soát chuyên dụng.

Thẻ chip là gì

Tuy nhiên do giá thành cao (bao gồm cả chi phí mua thẻ lẫn máy đọc mã) và thời gian giao dịch kéo dài (do cần qua nhiều bước kiểm tra) nên thẻ chip thường chỉ được sử dụng ở lĩnh vực ngân hàng trong các giao dịch thanh toán.

Các loại thẻ chip thông dụng

Hiện nay trên thị trường có 2 loại thẻ chip cơ bản đó là: thẻ chip có tiếp xúc và thẻ chip không tiếp xúc. Vậy điểm khác biệt giữa 2 loại thẻ chip này như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Thẻ chíp có tiếp xúc

Thẻ chip có tiếp xúc là loại thẻ mà nếu người dùng muốn ghi, xóa hoặc truy xuất dữ liệu trên thẻ thì thẻ phải tiếp xúc vật lý với thiết bị đọc thẻ (có nghĩa là thẻ phải được cắm vào khe đọc thẻ).

Thẻ chip có tiếp xúc

Thẻ chip có tiếp xúc

Ưu điểm của loại thẻ chip có tiếp xúc đó là tính bảo mật tốt hơn nhưng nhược điểm là thao tác chậm. Loại này thông thường chỉ dùng để xử lý các giao dịch ngân hàng liên quan đến tiền bạc.

Thẻ chíp không tiếp xúc

Thẻ chip không tiếp xúc khác với thẻ chip tiếp xúc ở chỗ thẻ không cần phải cắm trực tiếp vào thiết bị đọc thẻ mà chỉ cần quẹt qua đầu đọc (phạm vi đọc thường sẽ dao động ở mức từ 2 – 10 cm).

Thẻ chip không tiếp xúc

Thẻ chip không tiếp xúc

Thẻ này có gắn một Ăng ten chạy ẩn vòng quanh thân thẻ và cho phép thẻ chip có thể giao tiếp được với đầu đọc. Với tính năng này, thẻ chip không tiếp xúc được sử dụng cho các dịch vụ ở bãi giữ xe, ra vào phòng khách sạn, thang máy, …

Nguyên lý hoạt động của thẻ chip

Dưới đây là quá trình xử lý và thực thi của một thẻ chip ngân hàng thông thường

  1. Sau khi quý khách đưa thẻ vào máy đọc thẻ, thông tin trên thẻ sẽ được giải mã và chuyển tới máy chủ của ngân hàng thanh toán để tiến hành xử lý.
  2. Tiếp đến, máy chủ của ngân hàng thanh toán sẽ kiểm tra một lần nữa thông tin và chuyển tiếp thông tin của chủ thẻ tới các tổ chức thanh toán như MasterCard hoặc Visa.
  3. Hệ thống xử lý của MasterCard/Visa xác nhận và gửi lại thông tin giao dịch tới ngân hàng phát hành để xin cấp phép giao dịch.
  4. Ngân hàng phát hành sẽ xác thực thẻ và kiểm tra thông tin rồi gửi thông tin cấp phép giao dịch về cho tổ chức thanh toán MasterCard/ Visa và ngân hàng thanh toàn.
  5. Cuối cùng thông tin sẽ được gửi tới thiết bị máy ATM của ngân hàng thanh toán để thực hiện trả lời cho chủ thẻ thực hiện giao dịch.
Nguyên lý hoạt động của thẻ chip

Nguyên lý hoạt động của thẻ chip

(*) Lưu ý

  • Ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thẻ trong mô tả bên trên là khác nhau. Ví dụ khách hàng dùng thẻ MB nhưng rút tiền ở cây ATM của ngân hàng Vietcombank, thì ngân hàng MB là ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng Vietcombank là ngân hàng thanh toán.
  • Trong trường hợp nếu khách hàng dùng đúng thẻ MB và sử dụng tại cây ATM của ngân hàng MB thì bước xác nhận từ đơn vị trung gian MasterCard/Visa sẽ được bỏ qua.

So sánh thẻ từ và thẻ chip

Theo những thông tin kể trên thì chúng ta hoàn toàn có thể tự so sánh được ưu nhược điểm của thẻ từ và thẻ chip.

Tốc độ xử lý : Tốc độ xử lý của thẻ từ nhanh hơn của thẻ chip,

Đọc ghi : Thẻ từ dễ bị thay đổi nội dung trên thẻ bởi thiết bị đọc ghi, dễ bị hỏng do va chạm hoặc nhiễm từ tính. Còn thẻ chip thì chứa một bộ vi xử lý hoạt động như một máy tính thu nhỏ, hoàn toàn toàn độc lập.

Độ an toàn : Độ an toàn của thẻ từ kém hơn của thẻ chip

Giá thành : Giá mua thẻ từ + máy đọc thẻ rẻ hơn so với thẻ chip

So sánh thẻ từ và thẻ chip

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà quý khách chủ động lựa chọn loại thẻ phù hợp.

  • Với các ngành hoặc lĩnh vực yêu cầu tốc độ xử lý nhanh, tiết kiệm chi phí và không yêu cầu tính bảo mật quá cao như: bãi giữ xe, cửa ra vào phòng khách sạn, lên xuống thang máy, … thì có thể sử dụng thẻ từ.
  • Còn nếu là lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giao dịch số tiền lớn thì thẻ chip là lựa chọn an toàn nhất.

>>> Xem thêm: Địa chỉ bán phôi thẻ từ trắng uy tín, giá rẻ nhất

Một số lưu ý khi sử dụng thẻ từ và thẻ chip

Để giúp thẻ từ và thẻ chip hoạt động ổn định cũng như tăng tối đa tuổi thọ sử dụng cho loại vật dụng này, quý khách cần lưu ý một số điểm như sau,

  • Tuyệt đối không cố tình bẻ hoặc uốn cong thẻ từ, thẻ chip cũng như không để thẻ từ, thẻ chip ở những nơi gồ ghề bởi việc làm này có thể khiến các mạch điện tử bên trong chip bị gãy cũng như làm sai lệch vị trí mã hóa của các hạt từ tính.
  • Không nên để thẻ từ ở gần các đồ vật có từ tính cao hoặc nơi có nguồn sóng vô tuyến như: điện thoại, nam châm, … bởi việc này sẽ khiến thẻ từ bị nhiễm từ tính và hoạt động sai lệch.
  • Không để thẻ từ, thẻ chip ở những nơi bụi bặm, có nhiệt độ, độ ẩm cao đặc biệt là gần khu vực hóa chất độc hại.
  • Không để thẻ từ và thẻ chip gần các vật có cạnh sắc nhọn như: dao, kéo, dũa móng tay, … bởi sẽ làm xước lớp từ tính cũng như gây hỏng thẻ chip bên trong.
  • Khi phát hiện thẻ từ hoặc thẻ chip có những dấu hiệu bất thường như: hoạt động không nhạy, có vết xước lớn, thẻ quá cũ thì cần có kế hoạch kiểm tra, đổi thẻ mới để quá trình sử dụng được liên tục.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thẻ từ và thẻ chip, hy vọng qua những thông tin này, quý khách đã hiểu rõ hơn về đặc điểm, cấu tạo cũng như ưu nhược điểm của từng loại thẻ để từ đó có phương án lựa chọn loại thẻ phù hợp nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại quý khách trong những bài chia sẻ tiếp theo.