Máy chấm công thẻ từ ngày càng trở nên phổ biến và là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều công ty. Vậy ưu điểm nào khiến thiết bị này dần thay thế hình thức chấm công cũ cũng như cấu tạo và cơ chế hoạt động của thiết bị này ra sao?. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau, xin mời quý khách cùng tham khảo.

Ưu nhược điểm của máy chấm công thẻ từ

Máy chấm công bằng thẻ từ có rất nhiều ưu điểm, dưới dây thợ khóa Đức Quang xin được liệt kê một số ưu điểm nổi trội nhất,

  • Tối ưu hóa sức lao động và nhân công, có khả năng hoạt động liên tục 24/24,
  • Ghi nhận ngày công chính xác, khách quan, nhanh chóng,
  • Đa dạng chủng loại, kiểu dáng cũng như tính năng,
  • Có thể lưu trữ dữ liệu lâu dài và sao chép ra nhiều thiết bị lưu trữ khác nhau,
  • Giúp đảm bảo an ninh cho văn phòng làm việc (phải có thẻ từ mới có thể ra/vào cửa),
  • Tạo ra sự sang trọng, hiện đại và tiện lợi cho không gian làm việc,

>>> Xem thêm: Các loại máy chấm công phổ biến nhất hiện nay

Máy chấm công thẻ từ

Máy chấm công thẻ từ

Ngoài những ưu điểm kể trên thì máy chấm công thẻ từ cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Chi phí lắp đặt khá cao,
  • Cần kiểm tra, bảo dưỡng theo định kì để tránh hỏng hóc,
  • Cần có nguồn điện để có thể hoạt động.

Trên đây là những ưu nhược điểm của máy chấm công thẻ từ, dựa vào những ưu nhược điểm này quý khách có thể cân nhắc xem thiết bị có thực sự phù hợp với mục đích và nhu cầu của bản thân hay không.

Các bộ phận của hệ thống máy chấm công bằng thẻ từ

Tùy thuộc vào mục đích của chủ sở hữu mà máy chấm công thẻ từ sẽ có 2 hoặc 3 bộ phận. Với những khách hàng chỉ có nhu cầu sử dụng máy chấm công để chấm công nhân viên thì hệ thống sẽ có 2 bộ phận: bộ phận thu nhận tín hiệu từ thẻ từ (đầu đọc thẻ) và bộ phận xử lý thông tin (ứng dụng/ phần mềm được cài đặt trên máy tính).

Hệ thống chấm công bằng thẻ từ

Hệ thống chấm công bằng thẻ từ

Còn với những khách hàng sử dụng máy chấm công như một ổ khóa kết hợp thì sẽ có thêm một bộ phận đó là chốt cửa. Dưới đây Đức Quang xin giới thiệu về 3 bộ phận của loại máy chấm công này.

  1. Hệ thống chốt cửa có nhiệm vụ chính là ngăn chặn người lạ xâm nhập trái phép, chốt cửa sẽ mở khi nhận được tín hiệu cho phép từ đầu đọc thẻ và hệ thống quản lý trung tâm. Chốt cửa thường được gắn cố định trên cánh cửa (có thể làm bằng kính cường lực, gỗ, …) với loại cửa đôi hoặc được gắn trực tiếp vào tường với loại cửa đơn.
  2. Đầu đọc thẻ có nhiệm vụ thu nhận mã code từ thẻ từ sau đó chuyển thông tin tới hệ thống quản lý trên máy tính (dữ liệu được truyền qua dây cáp hoặc sóng không dây). Nếu dữ liệu thu nhập được trên thẻ từ trùng khớp với dữ liệu trên hệ thống thì sẽ có tín hiệu cho chốt cửa mở, còn nếu dữ liệu không trùng khớp thì chốt sẽ vẫn đóng.
  3. Hệ thống quản lý trên máy tính (máy chủ) là một phần mềm/ ứng dụng được cài đặt trên máy tính có nhiệm vụ tạo/ xóa/ lưu trữ dữ liệu người dùng cùng với đó là so sánh đối chiếu dữ liệu được gửi từ đầu đọc thẻ. Mỗi loại máy chấm công của các hãng khác nhau sẽ có những ứng dụng và giao diện quản lý khác nhau.

Cơ chế hoạt động của máy chấm công thẻ từ

Máy chấm công thẻ từ hoạt động dựa trên cơ chế xác nhận thông tin được ghi trên thẻ từ và dữ liệu lưu trữ trong hệ thống. Có nghĩa là đầu tiên chủ sở hữu sẽ tạo ra một mã nhân viên trên hệ thống thông qua giao diện ứng dụng/ phần mềm được nhà sản xuất máy chấm công cung cấp và sau đó thì ghi đoạn mã này lên một thẻ từ trắng, cặp mã này là duy nhất.

Cơ chế hoạt động của máy chấm công thẻ từ

Cơ chế hoạt động của máy chấm công thẻ từ

Trong trường hợp máy chấm công chỉ có nhiệm vụ ghi nhận thông tin (chấm công) thì sau khi thu được mã code từ thẻ từ (mã A), thông tin sẽ được truyền tới hệ thống quản lý được cài đặt trên máy tính. Nếu mã code được lưu trữ trong hệ thống trùng khớp với mã code của thẻ từ thì nhân viên đó được tính là một ngày công. Thông tin ngày công, giờ quẹt thẻ, … sẽ được lưu trữ lại trên hệ thống để phục vụ cho công tác tính tiền lương, chế độ thưởng phạt sau này.

Còn trường hợp máy chấm công có thêm chức năng quản lý ra vào cửa (nhằm tránh người lạ xâm nhập bất hợp pháp) thì sau khi xác nhận đoạn mã được ghi trên thẻ nhân viên trùng khớp với đoạn mã được lưu trong hệ thống thì ngoài việc nhân viên đó được chấm công thì chốt cửa sẽ mở và nhân viên có thể vào văn phòng.

Trên đây, thợ khóa Đức Quang vừa chia sẻ tới quý khách những thông tin cơ bản nhất về máy chấm công thẻ từ. Nếu thấy bài viết hữu ích đừng ngần ngại chia sẻ nó cho bạn bè cùng đọc nhé. Hẹn gặp lại quý khách trong những bài viết tiếp theo.